Gọng kính là gì mà lại ảnh hưởng lớn đến sự thoải mái và vẻ ngoài khi đeo kính? Trong thế giới kính mắt hiện đại, gọng kính đã trở thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện cả chức năng và thẩm mỹ. Không chỉ đơn giản là phần “khung” nâng đỡ tròng kính, gọng kính còn quyết định sự chắc chắn, phong cách và cảm giác đeo mỗi ngày. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để chọn được gọng kính hoàn hảo cho mình nhé!


Gọng kính là gì?
Khi tìm hiểu về kính mắt, nhiều người thắc mắc gọng kính là gì và đóng vai trò như thế nào đối với việc sử dụng kính. Gọng kính là bộ phận quan trọng, có chức năng cố định tròng kính, định hình tổng thể kính và giữ kính ổn định trên khuôn mặt người đeo. Một chiếc gọng phù hợp không chỉ giúp kính bền chắc hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái và phong cách cá nhân.
Gọng kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tầm nhìn ổn định và mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng trong suốt quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh chức năng cố định tròng kính, gọng kính còn là yếu tố thể hiện phong cách và cá tính riêng. Với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu như nhựa dẻo hay kim loại thanh lịch, mỗi mẫu gọng đều giúp người đeo khẳng định dấu ấn thời trang cá nhân một cách tinh tế.
Các chất liệu gọng kính phổ biến hiện nay
Gọng kính nhựa
Gọng kính nhựa là một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc. Ưu điểm lớn nhất của gọng nhựa là trọng lượng nhẹ, dễ tạo hình nên có nhiều kiểu dáng từ trẻ trung, năng động cho đến lịch sự, cổ điển. Các chất liệu cụ thể như sau:
- Acetate: Bền, dẻo, dễ chế tác, có nhiều màu sắc đa dạng.
- TR90: Nhẹ, đàn hồi tốt, khó bị nứt gãy khi va chạm.
- Ultem: Siêu nhẹ, chịu nhiệt tốt, chống oxy hóa.
- Injection: Nhẹ, màu sắc bắt mắt nhưng dễ gãy.
- Optyl: Nhẹ hơn acetate, nhưng khó điều chỉnh và dễ giòn.
Chất liệu nhựa như acetate, TR90 còn mang lại độ bền dẻo và khả năng chịu lực tốt hơn so với nhựa thông thường. Tuy nhiên, gọng nhựa cũng cần được bảo quản kỹ, tránh tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao để không bị biến dạng.

Gọng kính kim loại
Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu gọng kính thanh lịch, nhẹ và bền, thì gọng kim loại là lựa chọn lý tưởng. Gọng kính kim loại có ưu điểm siêu nhẹ, chống ăn mòn tốt và mang lại vẻ ngoài tinh tế, lịch thiệp. Thường được làm từ hợp kim như:
- Titanium: Siêu nhẹ, bền, chống ăn mòn và không gây dị ứng.
- Stainless steel (Thép không gỉ): Độ bền cao, chống gỉ tốt, giá cả phải chăng.
- Nhôm: Nhẹ, dẻo, ít bị ăn mòn nhưng dễ biến dạng.
- Monel: Hợp kim phổ biến, có độ bền cao và chống ăn mòn.
- Beta Titanium: Linh hoạt hơn titanium nguyên chất, có độ đàn hồi tốt.
Một điểm cộng khác của gọng kim loại là dễ dàng điều chỉnh độ rộng hẹp nhờ cấu trúc mềm dẻo hơn so với gọng nhựa. Tuy nhiên, nếu da bạn nhạy cảm với kim loại, nên ưu tiên các loại gọng titanium nguyên chất để tránh kích ứng.

Cấu tạo của gọng kính
Để hiểu rõ hơn gọng kính là gì và gọng kính là phần nào trong tổng thể một chiếc kính mắt, bạn cần nắm vững cấu tạo cơ bản của gọng kính – yếu tố quyết định sự chắc chắn, cảm giác thoải mái cũng như tính thẩm mỹ khi sử dụng.

Các bộ phận chính của gọng kính gồm:
- Cầu kính (Bridge): Đây là phần nối hai tròng kính, nằm ngay trên sống mũi. Cầu kính quyết định độ vừa vặn của kính trên gương mặt, ảnh hưởng lớn đến sự thoải mái khi đeo lâu dài. Với những người có sống mũi thấp, các mẫu kính có cầu thấp như Gentle Monster hoặc Ray-Ban Asian Fit sẽ phù hợp hơn.
- Càng kính (Temple): Là hai thanh gọng kéo dài ra sau tai, giúp cố định kính trên khuôn mặt. Càng kính thường có độ cong nhẹ ở phần đuôi để bám chắc hơn, hạn chế kính bị tuột khi vận động.
- Ốc vít và bản lề: Đây là phần liên kết giữa càng kính và gọng kính chính. Nhờ có bản lề và ốc vít, càng kính có thể gập mở linh hoạt, giúp người dùng dễ dàng tháo lắp hoặc xếp gọn kính khi không sử dụng. Một số mẫu gọng cao cấp như Oakley hoặc Ray-Ban còn sử dụng bản lề lò xo, giúp càng kính co giãn linh hoạt hơn.
- Đệm mũi (Nose Pads): Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sống mũi, giúp kính bám chắc và giảm áp lực lên mũi. Đệm mũi có thể làm từ silicon mềm hoặc nhựa, dễ dàng thay thế nếu bị hỏng. Những mẫu kính như Bolon hay Prada thường có thiết kế đệm mũi êm ái, mang lại cảm giác đeo nhẹ nhàng suốt ngày dài.
Cách đọc thông số gọng kính cận đúng chuẩn
Khi chọn mua kính, nhiều người thường chỉ chú ý đến kiểu dáng mà bỏ qua các thông số kỹ thuật trên gọng. Thực tế, việc hiểu và biết cách đọc thông số gọng kính rất quan trọng để đảm bảo kính vừa vặn với khuôn mặt, đeo thoải mái cả ngày dài.

Các thông số thường thấy trên gọng kính gồm:
- Chiều rộng tròng kính (Lens Width): Là khoảng cách ngang rộng nhất của một tròng kính, thường tính bằng milimet (mm).
- Chiều rộng cầu mũi (Bridge Width): Là khoảng cách giữa hai tròng kính, tức là độ rộng ở phần sống mũi. Thông số này ảnh hưởng đến độ ôm của kính ở mũi, thường dao động từ 14–22mm.
- Chiều dài càng kính (Temple Length): Là chiều dài từ bản lề đến đuôi càng kính, giúp kính ôm gọn ra sau tai. Thông số này thường từ 135mm đến 150mm.
Ý nghĩa từng thông số:
- Nếu chiều rộng tròng quá nhỏ, kính sẽ chật và tạo cảm giác bó sát khó chịu.
- Nếu cầu kính quá rộng, kính dễ bị tụt xuống sống mũi.
- Nếu càng kính quá ngắn, kính sẽ không bám chắc khi vận động.
Cách xác định kích cỡ gọng kính phù hợp:
- Dùng kính cũ đang đeo tốt, đọc thông số ghi bên trong càng kính để tham khảo.
- Nếu mua mới, chọn chiều rộng tròng và cầu kính cân đối với bề rộng khuôn mặt.
- Thử kính trực tiếp hoặc tham khảo tư vấn của cửa hàng để chọn chiều dài càng phù hợp.
Ví dụ thực tế: Một chiếc kính Gentle Monster thường có thông số như 53-19-145, nghĩa là: chiều rộng tròng 53mm, cầu kính 19mm, càng kính dài 145mm – phù hợp với người có khuôn mặt trung bình đến hơi rộng.
Các kiểu gọng kính phổ biến
Ngày nay, khi tìm hiểu gọng kính là gì, bạn sẽ nhận ra rằng các kiểu dáng gọng kính vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều dáng mặt và phong cách cá nhân khác nhau. Từ những lựa chọn phổ biến cho mọi giới tính đến các bộ sưu tập riêng biệt như những mẫu kính cận đẹp cho nam, thị trường kính mắt luôn mang đến nhiều sự lựa chọn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kiểu gọng hài hòa với gương mặt, đồng thời tối ưu sự thoải mái khi đeo. Dưới đây là một mô tả chi tiết hơn về các kiểu gọng kính phổ biến hiện nay:

Gọng kính tròn
Gọng kính tròn mang lại vẻ cổ điển, thường gợi nhớ đến phong cách của các học giả hoặc nghệ sĩ. Kiểu dáng này phù hợp với khuôn mặt vuông hoặc góc cạnh, giúp làm mềm đường nét và tạo sự cân đối. Ngày nay, nhiều phiên bản gọng kính tròn hiện đại được thiết kế với chất liệu kim loại mỏng, mang lại vẻ thanh lịch nhưng vẫn rất thời thượng.
Gọng kính vuông, chủ nhật
Gọng kính vuông hoặc chữ nhật thường mang lại vẻ mạnh mẽ và cá tính. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai có khuôn mặt tròn hoặc oval, giúp tạo sự góc cạnh và sắc nét hơn. Kiểu dáng này thường được yêu thích bởi doanh nhân, những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo hoặc những ai muốn thể hiện phong thái chuyên nghiệp.
Gọng kính mắt mèo
Mẫu kính này có phần góc trên hơi nhọn, giúp khuôn mặt trở nên sắc sảo và thu hút. Kính mắt mèo thường gắn liền với phong cách retro, phù hợp với những người yêu thích sự thời trang và quyến rũ. Các phiên bản hiện đại có thể kết hợp màu sắc nổi bật hoặc họa tiết độc đáo, giúp tạo điểm nhấn cho trang phục.
Gọng kính Brownline
Brownline là kiểu kính kết hợp giữa gọng nhựa dày phía trên và phần dưới bằng kim loại thanh mảnh. Kiểu dáng này mang vẻ cổ điển nhưng vẫn rất thanh lịch và tinh tế, phù hợp với cả nam và nữ. Nếu bạn muốn có một chiếc kính vừa thể hiện sự lịch lãm vừa mang chút hoài cổ, Brownline sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Gọng kính phi công (Aviator)
Đây là kiểu kính có kích thước lớn với gọng kim loại thanh mảnh, ban đầu được thiết kế dành cho phi công nhưng nhanh chóng trở thành biểu tượng thời trang. Gọng kính Aviator phổ biến nhất ở dạng kính râm, nhưng cũng có nhiều phiên bản kính cận giúp tạo nét cá tính mạnh mẽ và phong trần. Nếu bạn đặc biệt quan tâm đến các mẫu kính râm cho phái mạnh, hãy xem thêm về những mẫu kính râm nam đẹp.
Gọng kính đa giác
Nếu bạn thích sự phá cách và muốn tạo ấn tượng mạnh, kính gọng đa giác sẽ là một lựa chọn thú vị. Với thiết kế góc cạnh, không theo khuôn mẫu truyền thống, kiểu kính này phù hợp với những người có phong cách độc đáo và sáng tạo. Các dạng đa giác phổ biến gồm kính lục giác, bát giác hoặc những hình dạng tùy biến đầy nghệ thuật.
Kính không gọng (rimless)
Kính không gọng (rimless) là thiết kế tối giản bậc nhất khi tròng kính được gắn trực tiếp vào càng kính mà không cần khung bao quanh. Đây là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ ngoài thanh thoát và trọng lượng siêu nhẹ, gần như “vô hình” trên khuôn mặt, tạo cảm giác thoải mái tuyệt đối khi đeo. Đặc biệt, mắt kính không gọng cho nữ đang là xu hướng thời trang 2025 với nhiều mẫu mã tinh tế dành riêng cho phái đẹp.
Tuy nhiên, nhược điểm của kính không gọng là tính bền bỉ thấp hơn so với kính nguyên khung, dễ bị gãy nếu va chạm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên hạn chế để kính chịu lực hoặc rơi rớt.
Kính nửa gọng (semi-rimless)
Kính nửa gọng, hay còn gọi là semi-rimless, là thiết kế chỉ bao phủ một phần tròng kính, thường là phần trên. Thiết kế này mang lại sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ tối giản và độ bền chắc chắn hơn so với kính không gọng hoàn toàn.
Gọng nửa khung giúp gương mặt trở nên thanh thoát hơn mà vẫn đảm bảo độ ổn định khi đeo, rất phù hợp với người muốn tìm sự khác biệt nhẹ nhàng nhưng không quá “mạo hiểm”.
Tóm lại, khi lựa chọn gọng việc nắm được cách đọc thông số gọng kính – như chiều rộng tròng kính, chiều rộng cầu mũi và chiều dài càng kính – sẽ giúp bạn chọn được chiếc kính vừa vặn, đẹp mắt và thoải mái nhất.
Cách chọn gọng kính phù hợp với phong cách và khuôn mặt
Khuôn mặt
Mỗi dáng khuôn mặt sẽ phù hợp với một số kiểu gọng kính nhất định:
- Khuôn mặt tròn: Nên chọn gọng kính vuông hoặc chữ nhật để tạo sự góc cạnh, giúp khuôn mặt trông thon gọn hơn.
- Khuôn mặt vuông: Gọng kính tròn hoặc oval sẽ giúp làm mềm các đường nét góc cạnh.
- Khuôn mặt trái xoan: Đây là dáng mặt lý tưởng, có thể phù hợp với hầu hết các kiểu gọng kính.
- Khuôn mặt trái tim: Nên chọn gọng kính có khung rộng hơn, ưu tiên kính không viền hoặc có màu sáng để tạo sự cân đối.
- Khuôn mặt kim cương: Gọng kính bầu dục hoặc mắt mèo sẽ giúp làm mềm các đường nét sắc cạnh.

Phong cách cá nhân
Gọng kính không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn là một phụ kiện thời trang:
- Phong cách cổ điển: Gọng kính Brownline hoặc tròn sẽ mang lại vẻ thanh lịch.
- Phong cách hiện đại: Gọng kính vuông hoặc đa giác giúp tạo sự cá tính và mạnh mẽ.
- Phong cách thời trang: Gọng kính mắt mèo hoặc phi công (Aviator) là lựa chọn phổ biến.
- Phong cách tối giản: Gọng kính kim loại mảnh hoặc không viền sẽ tạo vẻ tinh tế.

Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng khi chọn gọng kính. Tùy vào hoàn cảnh và mục đích, bạn có thể cân nhắc các loại gọng kính sau:
- Kính dùng hàng ngày: Nếu bạn đeo kính thường xuyên, hãy chọn gọng nhẹ, thoải mái và bền bỉ. Các loại gọng bằng titan hoặc acetate sẽ giúp giảm áp lực lên mũi và tai, phù hợp cho việc sử dụng lâu dài.
- Kính cho công việc: Nếu công việc của bạn yêu cầu sự chuyên nghiệp, hãy chọn các kiểu gọng thanh lịch như Brownline hoặc gọng kim loại mảnh. Nếu thường xuyên dùng máy tính, bạn có thể chọn kính có lớp phủ chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.
- Kính thời trang: Nếu bạn muốn kính trở thành một phần nổi bật trong phong cách cá nhân, hãy chọn gọng có màu sắc hoặc họa tiết đặc biệt như kính mắt mèo hoặc gọng oversize. Đây là lựa chọn hoàn hảo để tạo điểm nhấn trong trang phục.
- Kính thể thao: Đối với các hoạt động ngoài trời hoặc thể thao, gọng kính cần có độ bền cao, chắc chắn và ôm sát khuôn mặt. Các loại kính có gọng bằng nhựa dẻo, có đệm cao su giúp cố định tốt khi di chuyển.
- Kính râm: Nếu bạn cần bảo vệ mắt khỏi tia UV, hãy chọn kính râm với tròng có khả năng chống tia cực tím. Gọng kính Aviator hoặc Wayfarer là những lựa chọn phổ biến vì vừa thời trang vừa bảo vệ tốt.

Hướng dẫn cách bảo quản gọng kính
Bảo quản gọng kính đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ và giữ cho kính luôn như mới. Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

Vệ sinh gọng kính đúng cách:
- Sử dụng khăn mềm chuyên dụng và dung dịch rửa kính để làm sạch.
- Tránh dùng áo thun hoặc giấy ăn vì có thể gây xước bề mặt kính.
- Rửa kính dưới vòi nước nhẹ trước khi lau để loại bỏ bụi bẩn lớn.
Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao:
- Không để kính gần bếp ga, lò sưởi hoặc trong xe ô tô dưới trời nắng.
- Không rửa kính bằng nước nóng hoặc dùng máy sấy để làm khô kính.
Cất kính đúng cách khi không sử dụng
- Luôn để kính trong hộp cứng có lót mềm để tránh va đập.
- Không để kính lỏng lẻo trong túi xách hoặc balo vì dễ làm hỏng tròng và khung.
Kiểm tra và thay thế phụ kiện định kỳ
- Đệm mũi và gọng tai có thể bị mòn theo thời gian, nên kiểm tra và thay mới nếu cần.
- Điều này giúp kính luôn vừa vặn và thoải mái khi đeo.
Không tự ý sửa kính
- Không bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh lên gọng kính.
- Nếu kính bị lỏng hoặc lệch, hãy mang đến cửa hàng để được điều chỉnh chuyên nghiệp.
Việc bảo quản gọng kính đúng cách không chỉ giúp duy trì chất lượng kính lâu dài mà còn đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng. Bằng cách vệ sinh định kỳ, tránh nhiệt độ cao, cất giữ kính đúng cách và kiểm tra phụ kiện thường xuyên, bạn có thể giữ kính luôn sạch đẹp và bền bỉ. Quan trọng nhất, hãy nhẹ nhàng với gọng kính và đừng tự ý sửa chữa để tránh làm hỏng cấu trúc
Gọng kính là gì? Hướng dẫn cách chọn gọng kính đẹp!
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
Gọng kính thường làm bằng chất liệu gì?
Gọng kính thường có 2 chất liệu chính, được làm từ nhựa và kim loại. Mỗi loại chất liệu sẽ có những đặc trưng nổi bật khác nhau.
Gọng kính bằng gì tốt nhất?
Gọng kính titanium và TR90 được đánh là bền nhất thị trường hiện nay và được nhiều người sử dụng. Titanium phù hợp với những khách hàng yêu thích sự nhẹ nhàng cùng với ưu điểm chống dị ứng, trong khi TR90 mang lại sự linh hoạt và khả năng chống va đập cao.
Gọng kính RayBan làm bằng chất liệu gì?
Acetate: Nhựa acetate rất được ưa chuộng và thường được các thương hiệu lớn như RayBan, OUTDO, Burberry, OAKLEY…
Tròng kính làm từ gì?
Hiện nay, 4 chất liệu được sử dụng làm tròng kính gồm: thủy tinh, nhựa, Polycarbonate, chất liệu chiết suất cao high index . Nhờ đó mà chất lượng của tròng kính cận ngày càng được nâng cao, giúp bảo vệ đôi mắt hiệu quả.
Mắt kính râm làm bằng chất liệu gì?
Mắt kính râm hiện đang được làm từ rất nhiều vật liệu: nhựa, thuỷ tinh, polycarbonate,… với rất nhiều lớp phủ khác nhau.
Kết luận
Hiểu rõ gọng kính là gì và gọng kính là phần nào sẽ giúp bạn nhận ra rằng gọng kính không chỉ đơn thuần là bộ phận hỗ trợ thị lực, mà còn là “chìa khóa” giúp thể hiện phong cách cá nhân và cải thiện vẻ ngoài. Khi lựa chọn gọng kính cận, hãy chú ý kiểu dáng phù hợp với khuôn mặt và nhu cầu sử dụng để có sự thoải mái tối ưu.
Bên cạnh kính cận, bạn cũng có thể khám phá thêm về eyewear như tìm hiểu hướng dẫn chọn kính râm theo outfit để hoàn thiện phong cách mỗi ngày. Một chiếc gọng kính (hoặc kính râm phù hợp) đúng chuẩn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong mọi tình huống.